Giới Thiệu
Cách mới để đến với Thành Công Tiên Tiến Tiến Bộ
Palm Logistics Việt Nam cung cấp hàng loạt các dịch vụ về Giao Nhận Vận Chuyển và logistics Toàn Cầu bao gồm xuất nhập khẩu, vận tải quốc tế bằng đường biển và đường hàng không, vận tải nội địa, khai báo hải quan, kho bãi, đóng gói...
Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, hiệu quả thông qua lực lượng lao động có kinh nghiệm, nhiệt tình cùng với các đối tác của chúng tôi là những công ty vận chuyển hàng đầu, các đại lý logistics trên toàn thế giới.
CHÚNG TÔI LÀ AI
Chúng tôi đã và đang cung cấp tất cả các giải pháp đại lý vận chuyển, giao nhận vận tải quốc tế và giải pháp kinh doanh logistics. Danh tiếng tốt giúp phát triển hoạt động kinh doanh, giúp chúng tôi luôn nắm bắt được tình hình thực tế và luôn đạt được mục tiêu đề ra. Palm Logistics Việt Nam cung cấp lợi ích thực sự cho khách hàng và đại lý.
Để tận dụng hết khả năng, cơ sở mới sẽ giúp tăng cường vai trò của mình trong khu vực và cung cấp dịch vụ giao nhận xuất nhập bằng đường hàng không và đường biển (FCL và LCL), thông quan xuất nhập khẩu, vận tải nội địa và phân phối.
Thế mạnh của công ty chúng tôi là đội ngũ nhân viên với phong cách làm việc, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng và nhân cách tốt nhất. Đội ngũ chúng tôi đảm nhận các dự án và thách thức khác nhau ở nhiều cấp độ và tạo một môi trường làm việc cởi mở giúp nhân viên cảm thấy mình là một phần của công ty và thúc đẩy họ đóng góp vào sự thành công của công ty.
LỊCH SỬ CỦA CHÚNG TÔI
-
2012
Năm 2011 là thời gian khó khăn nhất đối với nền kinh tế thế giới cũng như kinh tế Việt Nam tính từ sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Diễn biến chung của nền kinh tế thế giới ngày càng xấu đi với cảnh báo liên tục của các chuyên gia thuộc nhiều tổ chức quốc tế khác nhau về sự hiện hữu của một giai đoạn nguy hiểm mới hay tình trạng bên bờ vực của cuộc suy thoái kép. Thực tế cho thấy thế giới đã tăng trưởng chậm lại với sự giảm tốc đồng loạt của cả các nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU lẫn các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brasil.
Đối với nhóm các nền kinh tế phát triển, cuộc khủng hoảng nợ công ngày càng nghiêm trọng tại các quốc gia Châu Âu đã gây ra quan ngại sâu sắc về nguy cơ sụp đổ của Khu vực đồng tiền chung Châu Âu và trở thành thách thức lớn nhất của kinh tế thế giới năm 2011. Nỗi lo ngại về hiệu ứng đôminô từ cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu cùng với những thất bại chính sách đã đánh mất niềm tin trên thị trường, khiến cho bất ổn lan rộng, làm rung chuyển hệ thống tài chính toàn cầu. Một loạt các quốc gia và ngân hàng lớn lần lượt bị hạ xếp hạng tín nhiệm tín dụng. Các thị trường chứng khoán tụt dốc và giá vàng biến động không ngừng khi các nhà đầu tư coi đây là một kênh an toàn để bảo toàn vốn trong thời kỳ khó khăn. Tình trạng tăng trưởng giảm và thất nghiệp cao đã dẫn đến bất ổn xã hội nghiêm trọng, thể hiện ở việc phong trào biểu tình “chiếm phố Wall” lan rộng từ Hoa Kỳ sang Châu Âu. Chính phủ các nước có khủng hoảng nợ công đang đứng trước sự lựa chọn khó khăn giữa những việc thực hiện các giải pháp thắt lưng buộc bụng đầy khắc khổ để vực dậy nền kinh tế hay nhượng bộ trước đòi hỏi của người dân về các quyền lợi mà họ đang được hưởng lâu nay.
Tại các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, lạm phát gia tăng trở thành rủi ro vĩ mô lớn nhất kể từ đầu năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là giá lương thực và nhiên liệu, đặc biệt là giá dầu mỏ tăng cao. Một loạt nước như Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan và Philippines đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, chấp nhận giảm bớt tốc độ tăng trưởng vì mục tiêu cấp bách hơn là chống lạm phát. Ưu tiên khác nhau của các chính phủ đã khiến cho động thái chính sách thiếu phối hợp, thậm chí trái chiều và làm tăng thêm rủi ro mất cân đối toàn cầu, vốn đã được tích lũy qua nhiều năm. Bóng đen “chiến tranh tiên tệ” vẫn hiện hữu trong quan hệ giữa các nền kinh tế đạt được thặng dư và những nền kinh tế chịu thâm hụt thương mại lớn, chẳng hạn như quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc.
Sự khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu năm 2011 thậm chí còn trở nên nghiêm trọng hơn bởi tác động của “cú sốc” như thảm họa động đất – sóng thần tại Nhật Bản, lũ lụt tại Thái Lan, biến động chính trị, xã hội “mùa xuân Arab” lan rộng tại Bắc Phi – Trung Đông và mùa đông giá rét kỷ lục ở Châu Âu.
Trong bối cảnh toàn cầu như vậy, nền kinh tế Việt Nam năm 2011 cũng chịu tác động mạnh của môi trường bên ngoài, dẫn tới những khó khăn, thách thức to lớn phát sinh bên trong nền kinh tế. Những biểu hiện thấy rõ nhất là tình trạng thâm hụt thương mại, thâm hụt ngân sách, nợ công lớn và có xu hướng gia tăng, hệ thống tài chính ngân hàng gặp nhiều khó khăn về thanh khoản, lãi suất danh nghĩa và thực tế mà các doanh nghiệp đi vay phải gánh chịu quá cao, thị trường bất động sản đóng băng, giao dịch chứng khoán đình trệ và nghiêm trọng nhất là lạm phát tăng cao và tăng trưởng kinh tế giảm tốc. Những khó khăn này khiến cho Chính phủ Việt Nam chịu nhiều sức ép trong công tác điều hành, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.
Thực hiện: Hà Hậu
-
2013
Mặc dù có những dấu hiệu tích cực hơn trong tháng 8 nhưng triển vọng kinh tế thế giới trong năm 2013 nhìn chung phục hồi chậm hơn mức kỳ vọng do suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ.1
Châu Âu thoát khỏi suy thoái dài nhất trong lịch sử với việc khu vực đồng Euro trong quý 2/2013 lần đầu tiên tăng trưởng dương kể từ quý 4/2011, nhưng cũng chỉ ở mức 0,3% so quý trước, thấp hơn mức trung bình 0,35% kể từ quý 3/2007. Anh tăng trưởng khả quan hơn với mức 0,7% trong quý 2/2013, cao hơn mức trung bình 0,65% kể từ quý 3/2007. Mỹ tăng trưởng ổn định với mức tăng trưởng (so cùng kì năm trước) duy trì trên dưới 2% kể từ quý 1/2010 và lạm phát đạt mức 2% trong tháng 7/2013, tạo cơ sở để Fed dự kiến giảm gói QE vào quý 4 năm nay và ngừng hẳn vào quý 2/2014. Nhật Bản tăng trưởng tiếp tục cải thiện với mức tăng trưởng (so cùng kì năm trước) tăng dần từ quý 3/2012. Trong khi đó, Trung quốc nhiều khả năng tăng trưởng thấp hơn kế hoạch 7,5% trong năm 2013 do phải đối mặt với vấn đề nợ xấu ngân hàng và nợ công địa phương.5 Tăng trưởng của Trung Quốc đã giảm từ 7,9% quý 4/2012 xuống 7,5% quý 2/2013. Ấn Độ do những yếu kém về cơ sở hạ tầng và thủ tục hành chính đang phải đối mặt với làn sóng rút vốn ra và tăng trưởng suy giảm liên tục từ 2010 (giảm từ 9,4% quý 1/2010 xuống 4,8% quý 1/2013).
Sang năm 2014, kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng khả quan hơn 2013, cả đối với các nước phát triển và đang phát triển. Dự báo khu vực EU thoát khỏi khủng hoảng với mức tăng trưởng 0,9%, Mỹ 2,7% và Nhật 1,2%.
Môi trường kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định tạo tiền đề cho phát triển ổn định trong các năm tiếp theo.
- Lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp so với các năm trước (CPI 8 tháng tăng 3,53% so với đầu năm)8. Tính toán bóc tách thành phần mùa vụ cho thấy việc điều chỉnh giá hàng hóa cơ bản và dịch vụ, tỷ giá và dịch vụ công (y tế, giáo dục) là nhân tố chính chi phối lạm phát của năm nay. Cụ thể, trong tháng 8, lạm phát so với cùng kỳ ở mức khá cao so với các tháng trước (7.5%) nhưng lạm phát loại trừ yếu tố mùa vụ (xăng dầu, điện, dịch vụ công9) chỉ ở mức 3,43%. Như vậy, vẫn trên quan điểm nhận định trong báo cáo tháng 6/2013, UBGSTCQG cho rằng nếu không có những thay đổi về giá các mặt hàng cơ bản thì nhiều khả năng lạm phát cả năm 2013 sẽ vào khoảng 5% (cao hơn so với mức tương ứng 4.3% của năm 2012). Do đó, để đạt mục tiêu CPI cả năm không vượt quá mức 7%, công tác điều hành giá cả trong những tháng cuối năm sẽ có tính quyết định. Việc điều chỉnh giá các mặt hàng cơ bản và dịch vụ công cần có sự điều phối thống nhất, có bước đi và lộ trình thích hợp.
- Cán cân thanh toán tổng thể tiếp tục thặng dư và dự báo trong năm 2013 thặng dư 1,5-2 tỷ USD. Tuy nhiên, mức thặng dư cán cân thanh toán giảm nhiều so với 2012 khi mức thặng dư 5 tháng đầu năm là 1,5 tỷ USD, giảm 79% so với cùng kỳ; cán cân vốn thặng dư 2,56 tỷ USD, giảm 37% so cùng kỳ năm 2012. Xuất khẩu tăng khá nhưng chủ yếu do đóng góp của khu vực FDI. Xuất khẩu 8 tháng tăng 14,7% nhưng khu vực trong nước chỉ tăng 3,1%. Tương tự, nhập khẩu tăng 14,9%, khu vực trong nước chỉ tăng 4%.
- Thị trường tài chính tiền tệ được cải thiện, góp phần ổn định hơn kinh tế vĩ mô, nâng cao khả năng cung ứng vốn của nền kinh tế10.
Tăng trưởng kinh tế và sản xuất được cải thiện nhưng còn nhiều thách thức. Biểu hiện là sản xuất công nghiệp tăng dần qua các tháng11 và số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động tăng dần (mặc dù vốn thành lập giảm)12.Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái13 trong khi sản xuất nông lâm thủy sản đạt thấp nhất trong vòng 10 năm (6 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 2,4%)14. Các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt doanh nghiệp trong nước so với doanh nghiệp FDI15.